Nguyên Nhân Bóng Đèn Bị Cháy, Bóng Đèn Nổ Và Sáng Nhấp Nháy

Điện Nước Hương Thịnh Chuyên Sửa Chữa Điện Nước Giá Rẻ - Uy Tín Tại TPHCM
Hotline hỗ trợ:

0767 750 772

TƯ VẤN

Nguyên Nhân Bóng Đèn Bị Cháy, Bóng Đèn Nổ Và Sáng Nhấp Nháy

Xem nhanh

    Hiện nay trên thị trường đang có các loại bóng được mọi người sử dụng phổ biến như: Bóng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn led, đèn compact, đèn dây tóc, đèn hồng ngoại… Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy nguyên nhân bóng đèn bị cháy, bóng đèn nổ và sáng nhấp nháy các bạn cùng tham khảo nhé !

    Nêu những dấu hiệu thường thấy ở bóng đèn bị cháy

    Dấu hiệu dễ nhận thấy được ở bóng đèn cháy là hình dáng chiếc bóng sẽ bị thay đổi. Nếu chúng ta nhìn kỹ đối với những bóng đèn sợi tóc thì sẽ thấy mặt bề ngoài sẽ bị đen dây tóc bị đứt, còn về bóng led thì các mạch sáng cũng như là độ sáng sẽ bị giảm đáng kể so với lúc ban đầu.

     

    Dấu hiệu bóng đèn bị cháy

     

    I/ Tại sao bóng đèn bị cháy

    1/ Sử dụng bóng đèn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém

    Hiện nay trên thị trường có hàng trăm hàng nghìn các loại bóng đèn khác nhau. Nên rất khó kiểm soát nguồn gốc cũng như xuất xứ của từng loại. Sự đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, giá cả và chất lượng. Thậm chí là hàng, thật giả lẫn lộn khiến cho người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu như chúng ta không thật sự hiểu hay có chút kiến thức hoặc không tìm hiểu kĩ các thông tin đèn chiếu sáng trước khi mua. Thì rất dễ chọn phải những bóng đèn kém chất lượng, không đảm bảo. Đèn sẽ rất nhanh cháy, gây thiệt hại không nhỏ cho người sử dụng.

    Sử dụng bóng đèn kém chất lượng

    2/ Dây điện kém chất lượng

    Dây điện cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc bóng đèn bị cháy. Dây điện kém chất lượng hoặc các đầu nối lỏng lẻo có thể khiến điện áp tăng cao đột ngột, khi các mối liên kết lỏng chúng có thể làm cháy bóng đèn trong vài ngày.

    3/ Kết nối nguồn điện không phù hợp

    Nguồn điện không phù hợp với các loại bóng đèn rất dễ bị chập điện, giảm tuổi thọ của đèn và gây cháy nổ. Nguồn điện cung cấp để đèn chạy ổn định thông thường từ 180V tới 220V.
    Khi bóng đèn thường xuyên tiếp nhận lượng điện năng không ổn định. Sẽ khiến đèn chớp tắt tự động chập chờn, gây cháy đèn.

     

    Kết nối nguồn điện không phù hợp

     

    4/ Tác động của môi trường quá nóng

    Nhiệt độ nơi đặt bóng đèn cao sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và thời lượng phát sáng của đèn. Thông thường đèn lắp đặt kín như đèn downlight âm trần nếu không tản nhiệt tốt, thì nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tăng cao hơn làm ảnh hưởng đến các mạch led và trình điều khiển, từ đó làm giảm tuổi thọ và gây ra cháy đèn

    5/ Độ ẩm quá cao

    Bảo vệ tốt nhất các linh kiện của đèn hãy lắp đặt ở nơi khô ráo. Điều này cũng tránh được các hiện tượng chập điện, rò rỉ điện gây nguy hiểm cho con người.

    Nếu lắp bóng ở ngoài trời. Chúng ta cần chú ý dùng dây dẫn điện tốt và có chụp bảo vệ che mưa nắng cho bóng đèn nhé.

    6. Bóng đèn bị siết quá chặt

    Nhiều trường hợp bóng led bị siết quá chặt dẫn đến kết nối điện không đúng vị trí, giảm tuổi thọ của đèn.
    Phần xoáy đồng của đui đèn bị nhô lên, xô lệch với những vị trí còn lại khiến đèn không thể kết nối với nguồn điện đầy đủ gây ra hiện tượng bóng đèn bị hư

    II/ Bên cạnh những tác động từ bên ngoài thì đây thói quen sử dụng đèn hàng ngày là nguyên nhân cháy bóng đèn

    1/ Việc tắt mở liên tục

    Sử dụng việc tắt/bật liên tục vừa gây ra tiêu tốn điện năng, làm cho bóng đèn nhanh chóng bị cháy. Một số bóng đèn sợi tóc sẽ có tuổi thọ ngắn cộng với việc bật, tắt liên tục. Chính là yếu tố dẫn đến việc nhanh cháy bóng đèn.

     

    Việc tắt mở liên tục gây ra cháy bóng

     

    2/ Sử dụng công suất lớn trong một thời gian dài.

    Một số loại đèn chủ yếu dùng vào mục đích tỏa nhiệt. Khi sử dụng công suất Max trong thời gian dài. Lượng nhiệt tỏa ra quá lớn, sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị đi kèm bên trong. Gây chập, cháy nặng hơn có thể nổ thiết bị điện. Nếu chúng ta không sử dụng thì nên tắt đi để hạn chế tiêu hao điện năng.

    III/ Nguyên nhân bóng đèn bị nổ

    • Bóng đèn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém
    • Quá trình sử dụng không đúng cách
    • Sử dụng nguồn điện không phù hợp
    • Tác nhân môi trường

    IV/ Cách sửa chữa bóng đèn cháy

    • Kiểm tra lại cách đấu nối dây dẫn của đèn.
    • Kiểm tra công suất bóng đèn với công suất thực của nó.
    • Kiểm tra lắp đặt của đèn.
    • Thay thế bóng đèn cao áp khác.
    • Kiểm tra lại thông số kỹ thuật bóng và các thiết bị để thay thế phù hợp để bóng hoạt động bình thường.

    Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân bóng đèn bị cháy, bóng đèn nổ và sáng nhấp nháy. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được cách thức sử dụng hiệu quả để tăng tuổi thọ đèn. Mang lại hiệu quả tốt nhất cho chúng ta nhé!

    Zalo
    Hotline